Trùng tang và cách tính trùng tang, nhập mộ

Theo văn hóa dân gian Á Đông xưa kia, họ rất quan tâm đến những nghi thức mai táng cho người mới mất. Người xưa luôn cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu đến những người thân có cùng huyết thống đang sống. Chính vì thê,s họ luôn có những nghi thức tế lễ, mai táng cho người mới mất để đi vào cõi hằng. Một trong những nghi lễ quang trong hàng đầu đó chính là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất đó có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Nay tại bài viết này chúng tôi xin được phân tích cụ thể với các bạn những trường hợp được dựa trên tài liệu cổ thư để bạn tham khảo trùng tang và cách tính trùng tang, nhập mộ.

Ví dụ như có 1 người mất theo với thông tin như dưới đây:

Năm sinh Âm lịch: 1936, tức năm Bính Tý

Mất vào: Ngày 14-04-2016

Âm lịch: 08-03-2016, tức giờ Tý, Ngày Dần, tháng Thìn, năm Bính Thân

Trùng tang và cách tính trùng tang, nhập mộ

Trùng tang và cách tính trùng tang, nhập mộ

Hưởng thọ: 81 tuổi.

Cách tính trùng tang, nhập mộ:

Bạn nên dựa vào tuổi của người đã mất và ngày, tháng, giờ của người mất để tính xem người đó có được “nhập mộ” hay gặp phải những điều như: “thiên di” hoặc “trùng tang”.

+ Trong đó “Nhập mộ” chính là người mất “ra đi” và được “nằm xuống” vĩnh viễn, không còn vương vấn trên trần gian. Thể hiện được sự an lành, yên nghỉ. Chỉnh cần “nhập mộ” của tuổi hoặc ngày, tháng, giờ mà tốt thì không cần phải làm lễ trấn trùng tang.

+ “Thiên Di” tức là dấu hiệu ra đi do “trời định”, tức là người mất lúc đó được trời đưa đi. Sựa ra đi này luôn nằm ngoài sự mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời.

+ “Trùng tang” tức là dấu hiệu ra đi không hợp với số phận, không dứt khoát, còn bị ảnh hưởng tới người ở lại. Theo người xưa nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” thì cần phải mời người có kinh nghiệm cao tay để làm lễ “trấn trùng tang”

Cách xem trùng tang khác:

+ Phạm trùng tang liên táng: Ở tuổi Tý mất năm Thân, tháng Thìn, ngày Dần, giờ Tý.  Như vậy sẽ không phạm trùng tang liên táng.

+ Phạm vào ngày trùng phục: Trong con giáp 12 tuôi chết bất kỳ vào ngày tháng nao cũng đều kỵ với 4 ngày như: Dần, thân, Tỵ, Hợi. Như vậy trong trường hợp trên người mất đã phạm vào Trùng phục. Theo người dân gian, thì Trùng phục tức là mức độ trùng nhẹ, khi chôn cất hay mai táng thì cần phải cữ ngày, giờ trên.

+ Ngày trôn kỵ với những ngày sau (ứng với những tháng mất là tháng 3 âm lịch): 06/3, 18/3, 30/3

Theo truyền thống, để biết được chính xác thì cần phải biết đính xác Tứ trụ sinh và Tứ trụ tử (Giờ, ngày, tháng, năm tính theo Can Chi) của người đã mất. Phần lớn Tứ trụ mất thì rất rõ ràng còn Tứ trụ sinh thì hiếm mấy khi ai đã ghi lại.

Vậy việc để xem xét kỹ sẽ bị hạn chế nhiều, chính vì thế bạn chỉ nên tham khảo để cẩn trong hơn trong cuộc sống, tránh phủ nhận hoàn toàn nhưng cũng không nên quá tin một cách mù quáng. Hơn nữa thì mỗi thầy sẽ có một sách, mỗi sách lại có một cách tính riêng, đôi khi cho ra những kết quả sai khác khá xa nhau. Vì thế, những điều mà được chúng tôi chắt lọc và phân tích ở trên đây đều được dựa vào những tài liệu cổ thư để lại giúp cho các bạn đọc tham khảo và cân nhắc

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook
DMCA.com Protection Status